TRANG TRÍ QUÁN CÀ PHÊ - Hướng dẫn mở quán cà phê thành công - Tính chi phí mở quán cà phê - Trang trí quán cà phê quận 1, Trang trí quán cà phê quận 2, Trang trí quán cà phê quận 3, Trang trí quán cà phê quận 4, trang trí quán cà phê quận 5, Trang trí quán cà phê quận 6, Trang trí quán cà phê quận 7, Trang trí quán cà phê quận 8, Trang trí quán cà phê quận 9, Trang trí quán cà phê quận 10, Trang trí quán cà phê quận 11, Trang trí quán cà phê quận 12, Trang trí quán cà phê quận 13, Trang trí quán cà phê đẹp, Trang trí quán cà phê Thủ Đức, Trang trí quán cà phê Nhà Bè, Trang trí quán cà phê Bình Thạnh, Trang trí quán cà phê Gò Vấp, Trang trí quán cà phê Hóc Môn, Trang trí quán cà phê Bình Chánh, Trang trí quán cà phê Củ Chi, Trang trí quán cà phê Tân Phú, Trang trí quán cà phê Bình Tân, Trang trí quán cà phê Tân Bình, Trang trí quán cà phê nhượng quyền, Design Cafe, Design Coffee - Xin cám ơn bạn đã quan tâm!

Tổ chức giao thông khu vực Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng


Nhiều vị trí đỗ xe được chọn theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân; hạn chế cán bộ, viên chức sử dụng phương tiện cá nhân và thay bằng các phương tiện công cộng. Đó là phương án đưa ra tại cuộc họp xem xét tổ chức giao thông khu vực Trung tâm Hành chính (TTHC) thành phố tổ chức sáng 6-8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn.
Công trình TTHC thành phố đang khẩn trương thi công để đưa vào sử dụng.                                      Ảnh: TRIỆU TÙNG
Công trình TTHC thành phố đang khẩn trương thi công để đưa vào sử dụng. Ảnh: TRIỆU TÙNG
Khảo sát của đơn vị tư vấn cho biết, sau tháng 10-2013, khi TTHC thành phố đi vào hoạt động, địa điểm này thu hút mỗi ngày 1.600 cán bộ, công chức (CBCC) đến làm việc và 600 lượt khách đến giao dịch hành chính. Do đó, hằng ngày áp lực các phương tiện giao thông tĩnh rất lớn với 180 ô-tô, 1.620 xe gắn máy từ đội ngũ CBCC và 60 ô-tô cùng 540 xe gắn máy của khách giao dịch. Tác động từ giao thông động cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình giao thông khu vực TTHC bởi các tuyến đường hiện hữu nội thị như Quang Trung, Lý Tự Trọng, Trần Phú rộng từ 9 - 10 mét; cách xa THHC 600 mét (đoạn Lê Duẩn) mới có trạm xe buýt; tiếp cận với quy hoạch hạ tầng xe buýt nhanh tại vị trí đầu cầu Rồng xa 1,8km hoặc di chuyển đến đường Nguyễn Tất Thành xa 1,2 km.
Khu vực THHC có 5 địa điểm với lưu lượng giao thông tập trung đông đúc cũng ảnh hưởng đến tình hình tổ chức giao thông như Công viên Phần mềm thu hút 1.000 - 1.200 lượt người, khách sạn Novotel 500 lượt người, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ 1.200 người; Đại học Duy Tân (cơ sở 1) 800 người. Khảo sát về tình hình giao thông động, xác định vị trí đầu cầu Sông Hàn-Lê Duẩn mỗi ngày có 9.840 xe gắn máy và 330 ô-tô lưu thông. Đây là điểm dễ gây xung đột và tắc nghẽn giao thông khi TTHC đi vào hoạt động. Áp lực phương tiện tham gia giao thông vào khu vực TTHC còn có sự tham gia của CBCC di chuyển từ các Trung tâm Hành chính quận, huyện đến, các sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra tại TTHC thành phố và các địa điểm phụ cận.
Với tình hình giao thông tĩnh và giao thông động như vậy, đơn vị tư vấn đã đề xuất với lãnh đạo thành phố giải pháp ngắn hạn về tổ chức giao thông tại khu vực TTHC. Về hạ tầng bãi đỗ xe giao thông tĩnh được xác định 5 vị trí gồm: 2 tầng ngầm của tòa nhà TTHC bảo đảm chỗ đỗ xe cho 123 ô-tô và 1.069 xe gắn máy; CLB Thái Phiên chứa 20 ô-tô và 200 xe gắn máy; sân thể thao tennis đường Bạch Đằng chứa 614 xe gắn máy và tại khuôn viên sân trụ sở UBND thành phố có chỗ đỗ 104 ô-tô; ngoài ra khu cầu Cảng sông Hàn và vệt vỉa hè đường Bạch Đằng có diện tích 3.500m2 giải quyết chỗ cho 195 ô-tô và 300 xe gắn máy. Sau năm 2014, khi đưa vào khai thác 2 bãi đỗ xe ngầm phía nam TTHC và khách sạn Novotel sẽ thu hẹp các khu vực đậu đỗ xe nổi.
Ở hướng tổ chức giao thông khác, việc đầu tư các tuyến xe buýt sẽ là nội dung quan trọng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở khu vực TTHC. Sở Giao thông vận tải dự kiến triển khai 5 tuyến xe buýt mới đi qua khu vực TTHC thành phố, gồm: Kim Liên - chợ Hàn - chợ Mai; Xuân Diệu - Metro - Đại Chánh; Nguyễn Tất Thành - Xuân Diệu; Thọ Quang- Nam cầu Cẩm Lệ; Xuân Diệu - siêu thị Lotte. Phương thức vận chuyển theo hướng xã hội hóa hoạt động vận tải công cộng, thành phố sẽ đầu tư các bến bãi.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thống nhất với phương án tổ chức giao thông tại khu vực TTHC của Sở Giao thông vận tải. Theo đó, đối với bãi đỗ xe tại tòa nhà TTHC chủ yếu sử dụng phục vụ cho CBCC làm việc tại trụ sở. Việc bố trí địa điểm có phân chia cố định theo đơn vị, sở, ngành; một số CBCC thường xuyên có giao dịch, tiếp xúc công tác bên ngoài tòa nhà được bố trí khu vực riêng. Đối với ô-tô của CBCC và ô-tô công sẽ dần hạn chế, tăng công suất hoạt động của đội xe công để cắt giảm 50% đầu xe tương ứng 100 đầu xe so với trên 200 đầu xe hiện tại. CBCC cần ý thức sử dụng phương tiện xe buýt công cộng hoặc xe gắn máy. Điểm đỗ xe tại tòa nhà TTHC đặc biệt chú trọng công tác phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông…
Các bãi đỗ xe bên ngoài tòa nhà bảo đảm cho khách đến giao dịch và trước mắt khai thác một phần cầu Cảng sông Hàn và vệt vỉa hè đường Bạch Đằng ngoài cầu cảng. Vị trí đỗ xe tại sân UBND thành phố hiện nay là phương án sử dụng ngắn hạn, tạm thời. Trước mắt, khẩn trương thi công, chuẩn bị mặt bằng, tôn tạo cảnh quan, tổ chức mới một số địa điểm cấm đỗ xe giờ cao điểm. Về tổ chức phân luồng giao thông, cơ bản thực hiện theo các hướng giao thông hiện hữu, giữ nguyên giao thông một chiều đối với đường Bạch Đằng và Trần Phú. Các đề xuất áp dụng tổ chức làm việc lệch giờ; cấm đỗ xe hoặc phân tuyến một chiều đối với đường Quang Trung, Lý Tự Trọng được xem xét sau.
Ngoài phương án tổ chức giao thông trên, hoạt động tại TTHC thành phố cũng đi liền với việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công; tăng hiệu quả giao dịch trực tuyến, giao dịch điện tử; nhận và trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
TRIỆU TÙNG