TRANG TRÍ QUÁN CÀ PHÊ - Hướng dẫn mở quán cà phê thành công - Tính chi phí mở quán cà phê - Trang trí quán cà phê quận 1, Trang trí quán cà phê quận 2, Trang trí quán cà phê quận 3, Trang trí quán cà phê quận 4, trang trí quán cà phê quận 5, Trang trí quán cà phê quận 6, Trang trí quán cà phê quận 7, Trang trí quán cà phê quận 8, Trang trí quán cà phê quận 9, Trang trí quán cà phê quận 10, Trang trí quán cà phê quận 11, Trang trí quán cà phê quận 12, Trang trí quán cà phê quận 13, Trang trí quán cà phê đẹp, Trang trí quán cà phê Thủ Đức, Trang trí quán cà phê Nhà Bè, Trang trí quán cà phê Bình Thạnh, Trang trí quán cà phê Gò Vấp, Trang trí quán cà phê Hóc Môn, Trang trí quán cà phê Bình Chánh, Trang trí quán cà phê Củ Chi, Trang trí quán cà phê Tân Phú, Trang trí quán cà phê Bình Tân, Trang trí quán cà phê Tân Bình, Trang trí quán cà phê nhượng quyền, Design Cafe, Design Coffee - Xin cám ơn bạn đã quan tâm!

Cách mở quán cà phê thành công

(Trang trí quán cà phê) Nhiều bạn trẻ hiện nay đua nhau mở quán cà phê hoành tráng nhằm khẳng định bản thân mình thế nhưng việc buôn bán lại khá “hắt hiu”. Vì sao họ thất bại? Dưới đây là 7 bước bạn cần ghi nhớ mà TrangTriQuanCaPhe muốn chia sẻ nếu bạn đang có ý định đầu tư kinh doanh vào loại hình này.

Bước 1: Xác định vốn và mục tiêu kinh doanh
a) vốn
Khi có ý định mở quán cafe bạn phải xác định vốn của bạn chính xác là bao nhiêu (bao gồm vốn cố định và vốn xoay vòng) 100 triệu, 200, 300, … Có thể là cổ đông với bạn bè, gia đình hoặc người thân khác. Sau khi đã xác định con số vốn chính xác, thì đến giai đoạn xác định vốn đầu tư cơ bản vào quán: gồm 2 phần. 

+ Chi phí cơ sở: Chi phí cọc mặt bằng, chi phi thiết kế và thi công quán, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công…

+ Chi phí duy trì: Chi phí này rất quan trọng, vì những tháng đầu mới khai trương cần PR cho quán, thu hút khách hàng, chi phí các hóa đơn hàng tháng như: chi phí mặt bằng, điện, nước, internet, điện thoại, nhân viên, thức uống, lương thực, thực phẩm, quà tặng khuyến mãi.

Ví dụ bạn có 200 triệu, bạn nên đầu tư 100 triệu vào chi phí cơ sở, còn 100 triệu vào chi phí duy trì, tuyệt đối đừng làm hao hụt chi phí duy trì, nếu không bạn sẽ khó khăn rất nhiều trong thời gian đầu.
mo-quan-cafe1
b) Mục tiêu kinh doanh
Bạn phải phác thảo chi tiết mục tiêu kinh doanh quán cafe của bạn một con số chính xác, đó là lợi nhuận đạt được trong 3 tháng đầu, 1 năm, 2 năm, 3 năm… Dù biết chắc chắn con số có thể sẽ không giống như bạn đặt ra, nhưng đặt mục tiêu giúp bạn đứng vững trước những khó khăn, và những phát sinh bất ngờ.

Bước 2 : Xác định đối tượng khách hàng muốn hướng đến
Xác định đối tượng khách hàng là một trong những yếu tố duy trì hoạt động lâu dài của quán và giữ chân khách hàng quen của quán. Chẳng hạn: đối tượng là sinh viên, giới viên chức, người kinh doanh, tuổi teen, trung niên…

Bước 3: Xác định phong cách quán cafe
Phong cách quán cafe là yếu tố quan trọng mang đến thành công của quán. Chẳng hạn bạn muốn quán cafe của mình mang phong cách cafe sách, cafe âm nhạc hay cafe dành cho teen…Vì vậy bạn phải bàn bạc và thỏa thuận mong muốn của minh với kiến trúc sư thiết kế và thi công ngay từ đầu để thiết kế và hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu chuẩn bị đi tìm địa điểm để mở quán, TrangTriQuanCaPhe khuyên bạn không nên nghĩ đến 2 loại quán là cà phê vườn và cà phê thưởng thức. Cà phê vườn tuy vốn ban đầu không lớn nhưng nếu không phải là tài sản sẵn có thì bạn hãy nghĩ đến số tiền khổng lồ khi đi thuê mặt bằng. Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh cà phê chuyên biệt. Loại quán này cần thời gian dài để kiếm một thương hiệu, hơn nữa vốn ban đầu lên tới cả trăm triệu để học được kỹ xảo pha chế cà phê rang xay, mua máy xay, rang, dụng cụ pha chế, ly tách chuyên dụng…

Bước 4: Lựa chọn mặt bằng
Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán café. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp. Ví dụ: Café dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng. Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư.

Lựa chọn mặt bằng để kinh doanh không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi một quá trình tìm kiếm lâu dài, và nắm bắt cơ hội nhanh chóng, đàm phán thỏa thuận với chủ nhà, và đăng ký giấy phép kinh doanh. Đặc biệt là chỗ gửi xe, vấn đề này thường rất khó khăn trong trung tâm thành phố, hoặc trong hẻm.